18001166

Tổng đài CSKH

18001166
0888.202.929

Tổng đài đăng ký

0888.202.929

VIỆT NAM THUỘC NHÓM ĐI TRƯỚC VỀ SỐ HÓA TRUYỀN HÌNH

Tin CNTT , Fri, Jan 15, 2021

Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu tắt sóng truyền hình tương tự, chuyển sang truyền hình số vào năm 2020, sau chín năm triển khai.


"Với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất năm 2020, Việt Nam đứng thứ 5/10 nước ASEAN, thứ 78/193 nước trên thế giới về hoàn thành số hóa truyền hình", ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại buổi công bố, chiều 11/1, tại Hà Nội. Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ngừng phát sóng truyền hình tương tự, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 0h ngày 28/12/2020.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng công bố việc Việt Nam hoàn thành đề án số hóa truyền hình, chiều 11/1. Ảnh: Sơn Lê

Ông Nguyễn Mạnh Hùng công bố việc Việt Nam hoàn thành đề án số hóa truyền hình, chiều 11/1. Ảnh: Lê Sơn

Kết quả trên, theo ông Hùng, cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước đi trước về việc tắt sóng truyền hình tương tự; đạt và vượt tất cả mục tiêu ban đầu đề ra của Đề án số hóa truyền hình, đúng mục tiêu tắt sóng vào năm 2020. Các nước ASEAN đã hoàn thành trước Việt Nam gồm Brunei (2017), Singapore (2019), Malaysia (2019), Thái Lan (2020).

Bộ trưởng TT&TT cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi triển khai mục tiêu trên, do là nước có dân số đông, địa hình phức tạp. Thời điểm bắt đầu triển khai năm 2011, có trên 80% hộ gia đình không có thiết bị xem truyền hình số. Tuy nhiên, Việt Nam đã có cách làm riêng.

Việc tắt sóng truyền hình tương tự được thực hiện theo bốn giai đoạn với bốn nhóm tỉnh từ thu nhập cao đến thu nhập thấp. Việt Nam cũng đi thẳng vào công nghệ tiên tiến là DVB-T2, và là một trong sáu nước đầu tiên thế giới dùng công nghệ này, bỏ qua công nghệ DVB-T.

Trong giai đoạn số hóa truyền hình, năm 2014, Việt Nam đưa ra chính sách bắt buộc máy thu hình phải tích hợp đầu thu số DVB-T2. Một số doanh nghiệp trong nước đã nghiên cứu, chế tạo được đầu thu "Make in Viet Nam", chiếm khoảng 60% thị trường đầu thu. 1,9 triệu hộ gia đình đã được hỗ trợ đầu thu trong giai đoạn 2015 - 2020. "Nhờ vậy, mà thị trường thiết bị thu xem truyền hình sẵn sàng cho chuyển sang kỹ thuật số và giá ngày càng rẻ", ông Hùng nói.

Các biện pháp trên giúp Việt Nam đạt và vượt nhiều mục tiêu đề ra như vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đạt 80% dân cư, so với 50% dân cư của năm 2011. Truyền hình số vệ tinh phủ sóng đến 100% dân cư.

Theo đại diện của VOV, một đơn vị phát thanh truyền hình, việc chuyển từ truyền hình tương tự sang truyền hình số là xu thế không thể đảo ngược. Nhờ truyền hình số, người dùng có nhiều nội dung để xem hơn, các đơn vị cung cấp dịch vụ tiết kiệm chi phí hơn. Trước đây, với truyền hình tương tự mặt đất, một kênh tần số chỉ có thể phát sóng một kênh truyền hình, nay một kênh tần số có thể phát khoảng 20 kênh chương trình truyền hình.

Ông Nguyễn Hà Yên, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, cho rằng, nhờ số hóa truyền hình, lượng thông tin được truyền tải tới người dân tăng gấp nhiều lần. Trước đây, người dân chỉ xem được khoảng 4 kênh truyền hình quốc gia và một kênh địa phương, nay đã có thêm 15 - 20 kênh thông tin giải trí, chất lượng HD.

Một lợi ích khác của việc số hóa truyền hình, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, là giải phóng được băng tần 700 MHz. Đây được coi là "băng tần vàng" cho việc triển khai 5G, nhờ tầm phủ sóng rộng.

Theo vnexpress.net